Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chất liệu làm biển quảng cáo đa dạng. Tùy vào mục đích sử dụng ta cần phải biết chất liệu nào bền đẹp và tối ưu được chi phí tốt nhất. Bài viết dưới đây, quảng cáo ADV giúp các bạn biết được những chất liệu làm biển quảng cáo tốt và ương chuộng nhất hiện nay.
Hiflex – Vật liệu làm biển quảng cáo phổ biến
Hiflex được xem là chất liệu khá phổ biến cho việc làm biển hiệu quảng cáo. Vật liệu chính của dòng Hiflex là nhựa PVC. Người in có thể dễ dàng in và giữ được chất lượng màu đáng kể. Chúng có thể co giãn và bền bỉ dưới tác động của thời gian, nắng mưa…. Các tấm bạt Hiflex có mức độ xuyên sáng khác nhau từ 0% cho tới 100% tuỳ thuộc vào độ dày của bạt, nên cũng có thể kết hợp với đèn chiếu sáng khi làm biển hiệu ngoài trời.

Ứng dụng:
- Chất liệu làm biển quảng cáo ngoài trời
- Dùng làm băng rôn, banner, nội quy, chỉ dẫn.
- Làm biển quảng cáo có hộp đèn ( các quán ăn, cửa hàng…. )
- Có thể làm trang trí vách ngăn..
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ
- Chất lượng bền bỉ, màu sắc đẹp
- Có thể tái sử dụng
- Dễ in ấn, lắp đặt.
Nhược điểm:
- Dễ rách nếu gặp tác động mạnh như gió bão, vật sắc nhọn…
- Dễ bị bay màu sau một thời gian sử dụng
Đèn LED – Vật liệu làm biển quảng cáo thông dụng
Trong quảng cáo ngoài trời, để gây sự chú ý tới người qua đường, các cửa hàng cũng thường sử dụng đèn LED cho các bảng quảng cáo. Đặc biệt, trời tối chúng ta có thể thấy những biển hiệu làm bằng đèn LED nổi bật và dễ gây sự chú ý hơn so với loại được làm bằng Hiflex thông thường. Chính vì vậy đèn LED là chất liệu làm biển quảng cáo ngoài trời rất thông dụng.

Ứng dụng:
- Sử dụng làm biển hiệu quảng cáo ngoài trời có thể thay đổi thông điệp
- Có thể sử dụng loại nhiều màu hoặc một số màu tuỳ theo nhu cầu người dùng
Ưu điểm:
- Làm nổi bật bảng quảng cáo nhờ sự phát sáng của đèn LED
- Hiệu quả phát sáng cao và tiết kiệm điện năng hơn các loại đèn thông thường.
- Màu sắc đa dạng, có thể tùy chỉnh nội dung chữ dễ dàng (chữ chạy, đổi chữ liên tục gây sự chú ý…)
- Thân thiện với môi trường
- Lượng nhiệt tỏa ra thấp, tuổi thọ cao
Nhược điểm:
- Các biển đèn LED cỡ lớn gây sự khó khăn nếu cần sửa chữa
- Gặp va đập dễ bị hỏng đèn
Chất liệu Alu (Aluminium) chữ nổi
Chất liệu Alu được gọi nôm na là biển hiệu được làm ra có thể nhận diện được bằng mặt ngoài là nhôm và mặt trong là nhựa poly. Được làm từ tấm ốp hợp kim nhôm – nhựa phức hợp tuy nhiên chúng khá nhẹ.
Thông thường, chữ hoặc logo của doanh nghiệp thường được làm bằng mica, đồng, hoặc tôn tĩnh điện. Được thiết kế nổi lên trên bề mặt bảng hiệu. Chúng tạo được tính thẩm mỹ rất cao, tạo nên vẻ đẹp sang trọng, chuyên nghiệp thường được dùng để làm biển hiệu trong nhà, trang trí nội thất…

Ứng dụng:
- Dùng để trang trí nội – ngoại thất
- Ốp mặt tiền nhà
- Làm biển quảng cáo
- Biển văn phòng, công ty, showroom
Ưu điểm:
- Độ bền cao, tuổi thọ trung bình từ 5 – 10 năm tuỳ thuộc vào độ dày.
- Không bị tác động bởi nhiệt độ môi trường, thời tiết.
- Có thể kết hợp cùng với đèn mica hay đèn led để tạo hiệu ứng chữ nổi, chiếu sáng khi trời tối.
- Có tính thẩm mỹ cao, dễ thực hiện bởi Alu khá nhẹ.
- Dễ dàng di chuyển, sửa chữa, đổi chữ từng chi tiết mà không cần làm lại toàn bộ bảng hiệu.
Nhược điểm:
- Chi phí làm nên khá cao. Nên thường được dùng làm biển hiệu trong showroom, văn phòng, cửa hàng, trụ sở….
Chất liệu Tole ( dán decal)
Bảng hiệu Tole dán decal khá phổ biến cho các biển quảng cáo ngoài trời. Bề mặt bảng hiệu là tôn sơn tĩnh điện, với nội dung được dán bằng Decal. Tole là vật liệu làm biển quảng cáo không quá thông dụng bởi chúng thường được sử dụng ngoài trời, các biển quảng cáo trên cao như đỉnh tòa nhà, khu siêu thị…
Ưu điểm:
- Chi phí rẻ
- Có khả năng chống ăn mòn tốt
- Kháng nhiệt và chống nóng tốt
Nhược điểm:
- Khá cồng kềnh khi di chuyển, khó lắp đặt.
Chất liệu decal
Trong tiếp thị – quảng bá, Decal được sử dụng rất phổ biến. Với loại giấy mỏng được phủ keo 1 mặt, in decal có thể dễ dàng dính trực tiếp lên các bề mặt phẳng. Thường thấy sử dụng quảng bá trên các phương tiện giao thông như xe bus, xe taxi hoặc trong các siêu thị, cửa hàng… Và chúng cũng được ứng dụng trong các biển hiệu ngoài trời nữa đấy.

Ứng dụng:
- Làm biển quảng cáo trên phương tiện di động
- Decal dán trên kính
- Banner quảng bá theo thời vụ (dịp sale, dịp lễ)
Ưu điểm:
- Chi phí rẻ
- Dễ dàng in ấn theo ý muốn (màu sắc, hình ảnh … )
- Dễ thi công, lắp đặt
Nhược điểm:
- Dễ trầy xước, rách khi bị tác động vật lý
- Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết
- Dễ mất màu, độ bám dính mất dần theo thời gian
Chất liệu Inox
Inox cũng là một chất liệu làm biển quảng cáo khá thông dụng. Bởi inox có tính không rỉ, bền bỉ theo thời gian và có bề mặt sáng bóng, thu hút. Và thường được làm các bảng hiệu có chữ hoặc logo nổi.
Ứng dụng:
- Làm biển hiệu tên công ty
- Trang trí nội thất
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao, tạo sự chuyên nghiệp, uy tín
- Có thể kết hợp cùng với đèn để thêm sự bắt mắt
- Tuổi thọ kéo dài
Nhược điểm:
- Chi phí cao, bởi inox có thể chống oxy hoá và bền lâu theo thời gian.
- Thời gian lắp đặt, thi công phức tạp tùy thuộc vào nội dung và kích thước của bảng quảng cáo.
Chất liệu Formex
Formex được sử dụng trong quảng cáo và nội thất. Chúng được làm từ nhựa dẻo PVC và được tạo bằng cơ chế nén nhiệt. Thông thường ta có thể thấy 2 loại là formex trắng và màu.
Ưu điểm:
- Nhẹ, bền – dễ dàng thi công lắp đặt.
- Có độ cứng và mềm linh hoạt, dễ tạo hình.
- Có khả năng chống thấm nước cao.
Nhược điểm:
- Có thể bị biến dạng (cong, vênh) nếu gặp nhiệt độ quá cao vào mùa hè.
Chất liệu Mica
Chất liệu Mica cũng là một trong những chất liệu thông dụng khi lựa chọn để làm bảng hiệu hay trang trí nội thất. MICA có độ bóng mịn, và có độ cứng và dày nhất định.Với những bảng hiệu cỡ lớn cũng có thể sử dụng Mica.

Ưu điểm:
- Kết hợp được với các chất liệu khác để làm bảng hiệu
- Dễ dàng lắp đặt, vận chuyển
- Giá thành tương đối rẻ, không quá cao.
- Tính thẩm mỹ cao
Nhược điểm:
- Có thể bị phai màu khi sử dụng ngoài trời một thời gian dài.
- Dễ hỏng nếu bị va chạm, tác động mạnh.
Chất liệu gỗ
Chất liệu gỗ không mấy phù hợp khi chọn chất liệu làm biển quảng cáo ngoài trời. Thường chất liệu gỗ chỉ làm một bảng hiệu nhỏ hoặc dùng làm đồ decor nội – ngoại thất.

Ưu điểm:
- Có tính thẩm mỹ cao
- Tạo sự khác biệt, mới lạ
Nhược điểm:
- Khó thể chỉnh sửa nếu đã ra thành phẩm
- Độ bền không cao, khi chịu tác động của môi trường dễ bị hỏng
- Không thể sử dụng với đèn, vì ánh sáng không xuyên qua được. Do vậy buổi tối sẽ không được nổi bật
Trên đây, QUANGCAOADV đã giới thiệu 9 chất liệu làm biển quảng cáo phổ biến. Hi vọng những thông tin trên giúp ích được cho bạn đọc.
Nếu bạn cần làm bảng hiệu/ bảng quảng cáo, liên hệ ngay tới QUANGCAOADV để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhanh chóng nhất!