Biển hiệu nhà thuốc cũng là một trong những loại biển quảng cáo không thể thiếu. Tuy nhiên, khác với các biển hiệu khác, biển hiệu nhà thuốc có những quy chuẩn riêng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về quy chuẩn bảng hiệu nhà thuốc và những mẫu biển hiệu nhà thuốc phổ biến.

Giới thiệu chung về biển hiệu nhà thuốc
Biển hiệu nhà thuốc là gì?
Chỉ cần ra đường, bạn có thể bắt gặp rất nhiều biển quảng cáo khác nhau. Và biển hiệu nhà thuốc cũng vậy, là loại biển hiệu giúp người đi đường dễ dàng nhận biết đó là một cửa hàng bán thuốc. Giúp người mua tìm kiếm nhanh chóng hiệu thuốc gần đó để việc mua thuốc được nhanh chóng hơn.
Thế nào là quầy thuốc đạt chuẩn GPP
GPP (Good Pharmacy Practice) có nghĩa là: thực hành tốt nhà thuốc. Bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn, đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại các nhà thuốc. Đảm bảo việc phân phối thuốc chất lượng, an toàn tới tay người sử dụng thuốc.
Khi nhìn trên các biển hiệu, bạn đều thấy các hiệu thuốc có ghi dòng chữ: ĐẠT CHUẨN GPP. Vậy để có thể là nhà thuốc đạt chuẩn GPP thì cần đảm bảo các quy định sau:
Cơ sở vật chất
- Nhà thuốc có quy mô chiều rộng tối thiểu là: 10m2
- Sắp xếp và bày trí các loại thuốc theo đúng quy định
- Đảm bảo có đủ các thiết bị để bảo quản thuốc
- Khi bán lẻ thuốc, dược sĩ cần ghi rõ tên thuốc, liều lượng và hướng dẫn dùng thuốc.
Hoạt động
- Dược sĩ không được phép sử dụng các hình thức quảng cáo, lôi kéo người mua hàng
- Đảm bảo theo dõi chất lượng sản phẩm, hạn sử dụng thuốc.
- Phải có hồ sơ ghi chép và lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 1 năm.
- Đảm bảo y đức người hành nghề y dược. Đảm bảo giải quyết các trường hợp khiếu nại về thuốc.
Nhân sự
- Người đứng tên mở nhà thuốc cần có bằng dược sĩ cấp đại học, chứng chỉ hành nghề do Bộ y tế cấp.
- Các nhân viên tại hiệu thuốc đeo biển tên đầy đủ, có ghi rõ chức vụ trong nhà thuốc.
- Các nhân viên có trình độ tối thiểu là trung cấp dược sĩ.
Mô hình nhà thuốc tây đạt chuẩn GPP

Mô hình nhà thuốc bao gồm có các khu vực chính như sảnh, kho, ….. bên trong mỗi khu vực là những bộ phận cụ thể như:
- Máy lạnh
- Quạt thông gió
- Khu vực tủ thuốc theo đơn
- Thuốc OTC
- Dụng cụ y tế
- Mỹ phẩm
- Thực phẩm chức năng
- Khu vực tư vấn
- Ghế chờ cho khách hàng
- Chậu rửa tay
- Khu vực quầy bán với đầy đủ sổ sách, thiết bị như phần mềm quản lý nhà thuốc
- Bảng quảng cáo
- Bảng giá
Bên cạnh đó còn có khu vực nhà vệ sinh. Cân, thùng nước và máy in có thể đặt ngay phía ngoài cửa. Bình chữa cháy, quạt trần, cửa đẩy và có lắp đặt thêm camera để quan sát cũng như quản lý cửa hàng tốt hơn.
Các loại biển hiệu quảng cáo thuốc tây phổ biến
Giống với những loại biển quảng cáo khác, biển quảng cáo quầy thuốc đẹp có một số loại phổ biến như sau:
Biển hiệu nhà thuốc làm bằng bạt Hiflex
Đây là loại biển quảng cáo được làm bằng các thanh sắt, thép để tạo khung. Được căng lớp bạt hiflex đã được in lên thiết kế, thông tin của hiệu thuốc đó. Loại bảng hiệu này khá phổ biến bởi nó có chi phí rẻ, dễ dàng lắp đặt cũng như thay thế. Rất phù hợp với các cửa hàng thuốc nhỏ.

Biển quảng cáo quầy thuốc đèn LED
Đèn LED được sử dụng phổ biến trong quảng cáo. Biển hiệu cũng vậy, với những biển hiệu có đèn LED sẽ rất nổi bật và thu hút vào ban đêm. Đèn LED là loại đèn chiếu sáng tiết kiệm điện năng lại có tuổi thọ và độ bền cao nên rất được ưa chuộng.

Xem thêm: Làm bảng hiệu đèn Led
Biển hiệu Alu kết hợp chữ nổi MICA
Được làm bằng chất liệu Alu đem đến độ bền cũng như tính thẩm mỹ cao. Kết hợp cùng chữ nổi MICA đem đến một biển hiệu chuyên nghiệp, nổi bật tạo nên sự thu hút.
Biển hiệu hộp đèn
Thiết kế bảng hiệu nhà thuốc tây đạt chuẩn GPP bằng hộp đèn. Thường sử dụng làm bảng hiệu hộp đèn vỉa hè giúp dễ dàng thu hút ánh nhìn của người đi xe. Loại bảng hiệu này thường có nền màu trắng và chữ màu xanh.
Bảng hiệu đèn LED ma trận
Biển nhà thuốc bằng đèn LED ma trận là một loại bảng hiệu khá phổ biến hiện nay. Nó đặc biệt hiệu quả vào buổi tối, mang lại sự nổi bật và thu hút khách hàng.

Quy định khi thiết kế nội dung trên bảng hiệu quầy thuốc đạt chuẩn GPP
Nếu như những ngành khác có thể tùy cách thiết kế hoặc thể hiện nội dung trên biển hiệu. Thì với ngành kinh doanh thuốc thì phải tuân thủ những quy tắc do Nhà nước quy định như sau:
- Làm bảng hiệu quầy thuốc có hình chữ nhật nằm ngang. Chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Và chiều rộng có kích thước tối thiểu: 40cm.
- Tên nhà thuốc/ tên đại lý tư nhân có kích thước: gấp 4 lần với các chữ khác có trên biển hiệu.
- Không lấy tên cơ quan/ đơn vị nào đó để làm tên nhà thuốc
- Không thể hiện dấu thập đỏ trên bảng hiệu
- Trên biển hiệu có biểu tượng của ngành y dược (2 con rắn quấn quanh cái ly hoặc quấn quanh cây gậy)
- Màu biển là màu danh dương đậm, xanh lá cây, trắng.
- Trên biển hiệu có thông tin khác như: tên dược sỹ, GPS…
Quy định chuẩn khi làm biển hiệu nhà thuốc GPP
Biển hiệu là một phần quan trọng trong việc quảng bá và tạo ấn tượng cho nhà thuốc GPP. Tuy nhiên, không phải biển hiệu nào cũng được phép sử dụng, mà phải tuân thủ các quy định của ngành dược. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý khi thiết kế biển hiệu cho nhà thuốc GPP:
- Biểu tượng: Bạn phải sử dụng biểu tượng hình con rắn quấn quanh cây gậy hoặc con rắn quấn quanh cái ly, để thể hiện đây là nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP.
- Màu sắc: Bạn nên chọn các màu sắc mang tính chất tích cực, nhẹ nhàng và hy vọng, như xanh dương đậm, xanh lá cây hoặc trắng. Những màu sắc này sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của nhà thuốc.
- Số giấy phép kinh doanh: Bạn phải ghi rõ số giấy phép kinh doanh trên biển hiệu, để chứng minh nhà thuốc đã được cấp phép hoạt động hợp pháp.
- Tên dược sỹ: Bạn phải ghi tên dược sỹ trên biển hiệu, để khẳng định nhà thuốc có người chuyên môn tư vấn và bán thuốc cho khách hàng.
- Mỹ quan: Bạn phải viết rõ ràng bằng tiếng Việt, không viết tắt hay sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. Nếu có sử dụng ngôn ngữ nước ngoài, bạn phải chú thích bằng tiếng Việt để người xem hiểu được ý nghĩa.
- Tên nhà thuốc: Bạn phải ghi tên nhà thuốc theo đúng giấy tờ chứng nhận đăng ký kinh doanh, không được sửa đổi hay thêm bớt.
- Địa chỉ, số điện thoại: Bạn phải ghi địa chỉ và số điện thoại của nhà thuốc trên biển quảng cáo, để khách hàng có thể liên hệ hoặc tìm kiếm nhà thuốc một cách dễ dàng.

Các cách đặt tên cho bảng hiệu nhà thuốc hay
Tên bảng hiệu thuốc rất quan trọng, nó không chỉ tạo dựng thương hiệu lâu đời, tạo tính cạnh tranh trên thị trường mà tên bảng hiệu quầy thuốc còn tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng khi mua.
- Mang ý nghĩa sức khỏe, an toàn, chất lượng và uy tín: Bạn nên chọn một cái tên có liên quan đến sức khỏe, an toàn, chất lượng và uy tín của nhà thuốc, để tạo cảm giác tin cậy và an tâm cho khách hàng. Ví dụ: Nhà thuốc Sức Khỏe, An Khang, Chất Lượng Việt, Uy Tín Xanh,…
- Dễ nhớ, dễ phát âm và dễ viết: Bạn nên chọn một cái tên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và dễ viết, để khách hàng có thể ghi nhớ và truyền miệng cho người khác. Ví dụ: Nhà thuốc Hồng Phúc, Thanh Bình, Phương Nam,…
- Hợp phong thủy và mệnh của chủ nhà thuốc: Nếu bạn tin vào phong thủy và mệnh học, bạn có thể chọn một cái tên hợp với mệnh của bạn và mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho nhà thuốc.
- Theo tên đường hoặc địa danh: Bạn có thể đặt tên theo số nhà, tên đường hoặc địa danh tại nơi nhà thuốc của bạn đang hoạt động. Nó sẽ giúp khách hàng dễ tìm kiếm cũng như nhớ vị trí nhà thuốc của bạn một cách dễ dàng hơn.
Tiêu chuẩn mẫu biển hiệu quầy thuốc đẹp
Trước hết, làm một biển quảng cáo cho bất cứ cửa hàng nào cũng đều cần phải tuân thủ quy định của luật pháp. Đối với biển quảng cáo nhà thuốc chuẩn GPP cần:
- Biển hiệu hình chữ nhật, chiều dài gấp hai lần chiều rộng, chiều rộng không được dưới 40 cm.
- Tên nhà thuốc, đại lý tư nhân nên viết lớn gấp 4 lần các chữ khác để gây ấn tượng cho khách hàng, tạo sự ghi nhớ sâu sắc cho khách.
- Tuyệt đối không được vẽ dấu thập đỏ lên bảng hiệu quảng cáo quầy thuốc.
- Không lấy tên cơ quan, đơn vị làm tên nhà thuốc.
1. Nội dung cần thiết của mẫu biển quầy thuốc
- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có)
- Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Tuyệt đối không được quên địa chỉ, số điện thoại trên biển quảng cáo
Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan. Nên viết rõ ràng bằng tiếng Việt. Nếu muốn viết tắt, tiếng nước ngoài cần phải ghi nhỏ hơn chữ tiếng Việt phía dưới.
2. Màu sắc cho biển quảng cáo quầy thuốc GPP
Màu sắc được đánh giá là quan trọng hơn cả ngôn từ trên tấm bảng quảng cáo. Màu sắc và đồ họa thu hút sự chú ý của khách hàng, khiến họ muốn đọc quảng cáo của bạn. Hãy sử dụng màu sắc đẹp, hợp lý, tinh tế cho thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng nhé!
+ Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, sạch sẽ, đức hạnh, ngây thơ, và sự tươi tắn của con người. Và cũng là màu dễ thấy ở các bệnh viện, và là màu áo của bác sĩ. Mang lại sự tin tưởng, tươi tắn cho người nhìn.

+ Màu xanh dương đậm vẫn luôn là gam màu được nhiều người yêu thích vì ý nghĩa của nó. Màu xanh da trời khiến mọi người cảm thấy bình tĩnh, thoải mái, yên tĩnh, thanh bình trong cuộc sống. Đặc biệt màu xanh dương còn có ý nghĩa của sự tin tưởng, tin cậy. Với một chiếc biển màu xanh dương đậm lại vô cùng nổi bật trên đường đi. Như vậy, đây cũng là màu lý tưởng và phổ biến của các hiệu thuốc.

+ Màu xanh lá cây tượng trưng cho cuộc sống, thiên nhiên xanh tốt, môi trường, tuổi trẻ nhiệt huyết, tiền bạc, đổi mới, hy vọng, và quyền lực. Màu xanh lá cây của thiên nhiên, của sự sống và của hy vọng. Do vậy, làm biển hiệu màu xanh lá có thể giúp làm dịu lòng người mua hàng. Giúp mọi người cảm thấy an toàn và có động lực.

3. Phông chữ dễ nhìn, dễ hiểu, đơn giản
Tương tự như màu sắc, một hiệu thuốc cũng có khá nhiều lựa chọn về phông chữ thiết kế bảng hiệu. Tuy nhiên, các chuyên gia thương hiệu chia sẻ rằng nên chọn những kiểu chữ đơn giản không cầu kỳ hay kiểu cách. Làm sao để tên nhà thuốc và những thông tin quan trọng khách có thể nhận ra ngay từ lần đầu bắt gặp.
4. Kết hợp các yếu tố trang trí phù hợp
Một bảng hiệu nhà thuốc nên được thiết kế hướng sự đơn giản. Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc việc sử dụng các yếu tố về ánh sáng và màu sắc để trang trí bảng hiệu. Chẳng hạn như lắp đặt đèn chiếu rọi để làm cho bảng hiệu nổi bật hơn về ban đêm giúp khách có thể nhận biết từ xa. Đây là cách làm mang lại hiệu quả cao về mặt thương hiệu và kinh doanh.
69+ Mẫu biển hiệu quầy thuốc đạt chuẩn GPP
Hầu hết các biển hiệu nhà thuốc đều có những gam màu chủ đạo như xanh lá cây xanh dương đậm, hoặc biển trắng chữ xanh… Và đặc biệt, với quầy thuốc thông thường là không có trang trí cầu kỳ như những biển hiệu ngành khác. Hầu hết trên biển hiệu thuốc đều là các chữ để người mua hàng nắm được kỹ càng thông tin của hiệu thuốc đó. Cùng điểm qua một số loại biển quảng cáo quầy thuốc tây và đạt chuẩn GPP nhé!



































Trên đây là một số thông tin và mẫu biển hiệu quầy thuốc đẹp đạt chuẩn GPP của bộ y tế. Hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích cho mình. Nếu bạn có nhu cầu làm biển hiệu nhà thuốc, liên hệ tới QuangcaoADV để được tư vấn và báo giá nhanh chóng nhất nhé.
Xem thêm các hạng mục tương tự:
TOP 10 Biển Quảng Cáo Phòng Khám Chuyên Nghiệp – Tìm hiểu ngay!